9 cách hoạch định tài chính thông minh

1. Nắm rõ các khoản thu, chi

Dù kiếm được nhiều hay ít, nhân viên văn phòng nên hình thành thói quen kiểm tra tài khoản. Ngoài việc có thể nắm bắt rõ ràng dòng tiền thu chi, bạn còn có thể áp dụng thói quen này để hiểu tình hình kinh doanh, giá chi phí sinh hoạt, rèn luyện sự nhạy cảm với các con số.

2. Tạo ngân sách gia đình cho năm mới 

Theo nguyên tắc sống theo khả năng của mình, để lập bảng ngân sách gồm tổng thu nhập và chi tiêu hàng năm, trước hết bạn phải biết gia đình sẽ tiết kiệm được bao nhiêu trong năm tới, những khoản chi tiêu hàng năm sẽ được thực hiện. Sau đó, bạn có thể chia nhỏ theo tháng để đạt mục tiêu thu nhập tháng và chi tiêu tháng. Ngoài ra, bạn cần đề phòng các trường hợp bất ngờ trong tương lai.

3. Tránh sống một mình

Lời khuyên phổ biến nhất mà những chuyên gia tài chính dành cho các bạn trẻ là: Trước khi kết hôn, nếu có thể, hãy cố gắng sống cùng bố mẹ, bởi bạn có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn sống riêng. Nếu hoàn cảnh không cho phép bạn sống với bố mẹ, bạn có thể chia sẻ tiền thuê nhà với một người mà bạn thấy thân thiết và tin tưởng.

4. Để dành 5 năm mới mua xe

Một trong những nguyên tắc quan trọng của đầu tư và quản lý tài chính là cố gắng mua những thứ sẽ tăng giá trị càng sớm càng tốt và trì hoãn việc mua những thứ sẽ mất giá càng nhiều càng tốt. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên trì hoãn mua một chiếc ôtô có tốc độ khấu hao nhanh. Bạn không phải chỉ tiền mua xe mà còn cần trả phí đỗ xe hàng năm, thuế môn bài, phí nhiên liệu, bảo hiểm trách nhiệm bên thứ ba, phí bảo trì và kiểm định xe. Nếu bạn muốn lái xe, bạn có thể thuê một chiếc xe hơi khi bạn cần.

5. Bắt đầu đầu tư sớm hơn 10 năm

Einstein từng nói: "Lãi kép là sức mạnh lớn nhất trong vũ trụ" (Compound interest is the most strong force in the universe)". Vì vậy, bạn không nên bỏ qua sức mạnh thời gian khi muốn tích lũy tiền bạc.

6. Mua cổ phiếu khi giá giảm

Khi thị trường chứng khoán đi xuống, hãy mua cổ phiếu khi không ai nói về cổ phiếu, chọn những cổ phiếu thường có màu đỏ hoặc những cổ phiếu "nặng ký" trên thị trường chứng khoán. Bạn không cần chi quá nhiều tiền, mua một ít cổ phiếu trong một tháng hoặc vài tháng tháng, và bán chúng đi khi thị trường chứng khoán tăng mạnh. Cổ phiếu "nặng ký" có thể không tăng giá mạnh nhưng chắc chắn sẽ tăng, giá thường thấp khi "không ai nói đến nó".

7. Mua nhà sớm hơn 5 năm

Mua nhà là một điều bắt buộc bạn phải tiết kiệm. Một mặt, việc mua nhà sớm sẽ làm tăng động lực làm việc một cách hợp lý. Mặt khác, việc trả nợ tương đương với việc tiết kiệm tiền, để số tiền đó không bị lãng phí vào những việc tiêu dùng khác nhau khi bạn còn trẻ. Hơn nữa, ngay cả khi bất động sản không tăng nhiều nhưng nó không phải là tài sản vô giá trị.

8. Tự tiết kiệm cho tuổi hưu trí

Bạn càng chuẩn bị sớm cho tuổi già, bạn sẽ càng có cơ hội hưởng sự tự do, an nhàn sớm hơn. Mặt khác, bạn sẽ không phải chịu các gánh nặng tài chính như những người không có sự chuẩn bị trước.

9. Thực hiện kế hoạch tiết kiệm cho tuổi hưu trí sớm hơn 10 năm

Mọi người thường cảm thấy dường như còn quá sớm để chuẩn bị cho tuổi nghỉ hưu. Mặt khác, việc lập gia đình, sinh con, mua nhà, chi tiền cho việc giáo dục con cái sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của. Nhưng nếu bạn trì hoãn việc thực hiện kế hoạch hưu trí, có thể bạn sẽ không còn nhiều thời gian để chuẩn bị cho tuổi già.

airplanemode_active